Sổ phác thảo cao cấp đến từ thương hiệu MARUMAN cao cấp luôn làm mê mẩn các tín đồ
thương hiệu 50 năm với thiết kế đơn giản nhưng chất lượng
giấy có định lượng 126.5gsm chuyên dụng cho các bảng phác thảo với chì, bút line, ink, chì màu, marker, nhẹ nhàng một hai lớp màu nước..
số tờ: 50 sheet
định lượng: 126.5gsm
gáy keo
Chi tiết kỹ thuật :
- Tên thương hiệu : Maruman
- Sản xuất tại: Nhật Bản
- Trọng lượng :
A3
323,2g
A4
241g
- Kích thước sản phẩm :
A3
420 x 297 mm
A4
287 x 202 mm
- Số tờ : 50 tờ / 1 cuốn.
- Định Lượng 126.5gsm,
- Vân giấy : Vân Nhám.
Sổ vẽ Maruman Zuan Sketchbook.
Đối với họa sĩ nói riêng và người vẽ nói chung, sổ ký họa rất quan trọng. Sổ ký họa tiện lợi cho việc ghi ý tưởng, vẽ nghiên cứu, thử nghiệm kỹ thuật và đánh giá quá trình tiến bộ của bản thân. Đôi khi sổ ký họa cũng được xem là tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh.
Đặc điểm sổ Maruman Zuan Sketchbook :
- Màu giấy trắng tông trung tính không ngả vàng thích hợp sử dụng cho mực in, bút lông, bút chì màu, sáp màu, phấn màu và chì than,…. Cũng có thể sử dụng cho màu nước.
- Lên màu tươi, độ loang màu tốt và bền màu, không bị in mực sang trang sau. Tẩy xóa nhiều lần cũng không làm hỏng bề mặt trang giấy.
- Gáy sổ được đóng bằng lò xo, bền hơn với dậy đôi.
- Sử dụng loại giấy chất lượng cao được sản xuất tại Nhật Bản. Không chứa axit, do đó giấy không ngả vàng, giúp bảo quản tác phẩm bền lâu theo thời gian.
- Lưu ý :
Chịu tẩy và chịu màu nước khá tốt, có thể vẽ được tối đa 2-3 lớp màu, tuy nhiên giấy mỏng nên hạn chế vẽ nhiều nước. Màu nước vẽ lên giấy sẽ hơi dịu xuống 1 tông.
Để giữ được trạng thái tốt trong thời gian dài, sổ ký họa cần đảm bảo độ cứng, độ bền, bề mặt được xử lý thích hợp với loại chất liệu người vẽ sử dụng.
Điểm chú ý khi chọn sổ ký họa:
+ Bề mặt giấy
+ Trọng lượng giấy
+ Chất lượng giấy
+ Kích cỡ giấy
+ Cách đóng sổ.
Sổ ký họa có nhiều loại với bề mặt, trọng lượng giấy khác nhau, mỗi loại phù hợp với một loại chất liệu:
1. Bề mặt:
Bề mặt được đánh giá dựa trên tiêu chí có nhiều “răng” hay ít “răng”, còn gọi là độ ráp/nhám/sần của bề mặt giấy. Giấy càng có nhiều răng thì càng có độ ráp cao. Giấy dày thường ráp hơn giấy mỏng. Giấy nhiều răng giữ được nhiều màu và dung dịch vẽ, thích hợp để tạo tương phản, ít chi tiết. Loại giấy này thích hợp với chất liệu chì than, sáp màu, phấn màu, mực, màu nước hoặc bất kỳ tác phẩm nào cần sử dụng bề mặt thô để tạo hiệu quả thẩm mĩ. Bề mặt nhẵn giữ ít màu hơn, thích hợp để vẽ chi tiết. Giấy cực nhẹ như giấy ăn hoặc giấy ký họa có trọng lượng nhẹ thường có bề mặt mịn, một số loại giấy dày như bristol hoặc giấy vẽ sơn dầu, màu nước, acrylic cũng có thể có bề mặt mịn.
2. Trọng lượng:
Trọng lượng liên quan tới độ dày của giấy, đã được tiêu chuẩn hóa và định nghĩa bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế, được tính bằng gram trên mét vuông (gsm), hoặc theo pound (lb) vốn là tiêu chuẩn đo quen thuộc của Mỹ. Sau đây là một số định lượng phổ biến của giấy ký họa và giấy vẽ (số đo là tương đối):
· 25 lb (40 gsm): giấy can
· 30-35 lb (45-50 gsm): giấy in
· 50-60 lb (75-90 gsm): giấy ký họa, giấy tập vẽ - đủ dày để vẽ chì, chì than, phấn màu, nhưng quá mỏng để vẽ mực hoặc marker, màu có thể thấm qua giấy.
· 70-80 lb (100 – 130 gsm): giấy vẽ thích hợp cho mọi chất liệu khô. Các loại giấy nhỏ hơn 70lb thường mỏng, có thể nhìn xuyên qua bức vẽ từ mặt sau.
· 90 – 110 lb (180 – 260 gsm): giấy vẽ định lượng nặng, bristol, giấy vẽ đa chất liệu. Trọng lượng ở khoảng này tương tự như bìa hoặc poster loại nhẹ.
· ≥ 140 lb ( ≥ 300 gsm): thường là giấy dùng cho painting (vẽ sơn dầu, acrylic, màu nước, vv...) hơn là drawing (vẽ chì, than, phấn,...). Nếu giấy này dùng làm sổ ký họa, giấy thường có độ ráp cao để vẽ màu nước hoặc acrylic.